Nhiệt liệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) !!!
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Đăng ngày: 16/01/2018 - Lượt xem: 98
Xây dựng chính quyền điện tử ở Hưng Yên

Nhằm đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, ngày 14.10.2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử. Để thực ...

Xây dựng chính quyền điện tử ở Hưng Yên

 

Thực hiện giao dịch tại Văn phòng UBND thành phố Hưng Yên
Thực hiện giao dịch tại Văn phòng UBND thành phố Hưng Yên
Theo kế hoạch của UBND tỉnh giai đoạn 2016 – 2018, tỉnh ta tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản tại tất cả các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã hoàn thành trước ngày 1.1.2017. Triển khai cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử theo Quyết định số 1819/QĐ – TTg ngày 26.10.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia. 
 
Bà Vũ Tuyết Châm, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố cho biết: Xác định ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị là chìa khóa để xây dựng chính quyền điện tử, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 107/KH – UBND ngày 31.12.2015 về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Bằng việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, hạ tầng CNTT của thành phố được đầu tư xây dựng với 3 máy chủ đang duy trì hoạt động, 98 máy tính (không kể máy tính xách tay) được kết nối mạng internet và mạng LAN. Bộ phận “một cửa điện tử” tại cơ quan UBND thành phố được triển khai xây dựng với hai hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử và Một cửa điện tử đã đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành nói chung và công tác cải cách hành chính nói riêng. Trong đó, phần mềm Văn phòng điện tử quản lý văn bản trực tuyến trên nền tảng web (không dùng phần mềm cài đặt) là phần mềm riêng do thành phố chủ động triển khai trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh. Hiện nay, 100% số cá nhân, cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố đều được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập và sử dụng. 100% số văn bản xử lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố và các phòng, ban, đơn vị thuộc thành phố và UBND các phường, xã đều được triển khai trên phần mềm. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đang sử dụng hiệu quả phần mềm Một cửa điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính. Để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính, cổng thông tin điện tử thành phố đã liên kết tới trang http://dichvucong.hungyen.gov.vn, qua đó người dân có thể truy cập xem và tải các biểu mẫu liên quan đến các thủ tục hành chính do thành phố ban hành. 
 
Đang thực hiện giao dịch tại Văn phòng UBND thành phố, chị Dương Thị Duyên (phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên) cho biết: Khi có nhu cầu xin cấp giấy phép xây dựng, tôi đã truy cập vào cổng thông tin điện tử thành phố Hưng Yên để tìm hiểu về thủ tục xin cấp giấy phép. Qua đó, tôi biết các thông tin cơ bản như: Nơi tiếp nhận hồ sơ, trình tự, cách thức thực hiện, các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ, thời gian giải quyết, lệ phí… Nhờ vậy, khi đến làm việc tại Văn phòng UBND thành phố tôi đã chuẩn bị đầy đủ những nội dung cần thiết mà không mất thời gian đi lại để bổ sung hồ sơ.
 
Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, để đạt được những mục tiêu trong Kế hoạch hành động số 312/KH-UBND ngày 30.12.2015 của UBND tỉnh, tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, gắn ứng dụng CNTT với chương trình cải cách hành chính… Nhờ vậy, việc xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu. Về hạ tầng kỹ thuật, đến nay 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đều đã có kết nối diện rộng (WAN) và internet với trên 95% tổng số máy tính đã trang bị được kết nối mạng LAN và mạng internet. 100% các sở, ban, ngành khối chính quyền và UBND các huyện, thành phố được triển khai, đưa vào sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong hoạt động nội bộ cơ quan. Hồ sơ, văn bản điện tử được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước đạt tỷ lệ trên 80%; tỷ lệ trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh và với các cơ quan, đơn vị bên ngoài (bao gồm cả văn bản gửi song song cùng bản giấy) khoảng 50%, chủ yếu là qua thư điện tử. 
 
Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hiện nay, 100% các thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 1, 2; khoảng 200 thủ tục hành chính mức độ 3 thuộc 12 lĩnh vực chuyên môn của các sở, ngành và UBND cấp huyện được cung cấp trên cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
Xây dựng chính quyền điện tử là một chủ trương lớn của Chính phủ. Thời gian tới, để bảo đảm triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ được đồng bộ, thống nhất, UBND tỉnh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên. Việc xây dựng, hoàn thiện khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển CNTT trong tình hình hiện nay, phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, làm cơ sở nền tảng cho phát triển chính quyền điện tử tại địa phương. 
Thực hiện giao dịch tại Văn phòng UBND thành phố Hưng Yên
Thực hiện giao dịch tại Văn phòng UBND thành phố Hưng Yên
Theo kế hoạch của UBND tỉnh giai đoạn 2016 – 2018, tỉnh ta tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản tại tất cả các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã hoàn thành trước ngày 1.1.2017. Triển khai cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử theo Quyết định số 1819/QĐ – TTg ngày 26.10.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia. 
 
Bà Vũ Tuyết Châm, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố cho biết: Xác định ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị là chìa khóa để xây dựng chính quyền điện tử, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 107/KH – UBND ngày 31.12.2015 về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Bằng việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, hạ tầng CNTT của thành phố được đầu tư xây dựng với 3 máy chủ đang duy trì hoạt động, 98 máy tính (không kể máy tính xách tay) được kết nối mạng internet và mạng LAN. Bộ phận “một cửa điện tử” tại cơ quan UBND thành phố được triển khai xây dựng với hai hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử và Một cửa điện tử đã đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành nói chung và công tác cải cách hành chính nói riêng. Trong đó, phần mềm Văn phòng điện tử quản lý văn bản trực tuyến trên nền tảng web (không dùng phần mềm cài đặt) là phần mềm riêng do thành phố chủ động triển khai trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh. Hiện nay, 100% số cá nhân, cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố đều được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập và sử dụng. 100% số văn bản xử lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố và các phòng, ban, đơn vị thuộc thành phố và UBND các phường, xã đều được triển khai trên phần mềm. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đang sử dụng hiệu quả phần mềm Một cửa điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính. Để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính, cổng thông tin điện tử thành phố đã liên kết tới trang http://dichvucong.hungyen.gov.vn, qua đó người dân có thể truy cập xem và tải các biểu mẫu liên quan đến các thủ tục hành chính do thành phố ban hành. 
 
Đang thực hiện giao dịch tại Văn phòng UBND thành phố, chị Dương Thị Duyên (phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên) cho biết: Khi có nhu cầu xin cấp giấy phép xây dựng, tôi đã truy cập vào cổng thông tin điện tử thành phố Hưng Yên để tìm hiểu về thủ tục xin cấp giấy phép. Qua đó, tôi biết các thông tin cơ bản như: Nơi tiếp nhận hồ sơ, trình tự, cách thức thực hiện, các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ, thời gian giải quyết, lệ phí… Nhờ vậy, khi đến làm việc tại Văn phòng UBND thành phố tôi đã chuẩn bị đầy đủ những nội dung cần thiết mà không mất thời gian đi lại để bổ sung hồ sơ.
 
Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, để đạt được những mục tiêu trong Kế hoạch hành động số 312/KH-UBND ngày 30.12.2015 của UBND tỉnh, tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, gắn ứng dụng CNTT với chương trình cải cách hành chính… Nhờ vậy, việc xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu. Về hạ tầng kỹ thuật, đến nay 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đều đã có kết nối diện rộng (WAN) và internet với trên 95% tổng số máy tính đã trang bị được kết nối mạng LAN và mạng internet. 100% các sở, ban, ngành khối chính quyền và UBND các huyện, thành phố được triển khai, đưa vào sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong hoạt động nội bộ cơ quan. Hồ sơ, văn bản điện tử được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước đạt tỷ lệ trên 80%; tỷ lệ trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh và với các cơ quan, đơn vị bên ngoài (bao gồm cả văn bản gửi song song cùng bản giấy) khoảng 50%, chủ yếu là qua thư điện tử. 
 
Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hiện nay, 100% các thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 1, 2; khoảng 200 thủ tục hành chính mức độ 3 thuộc 12 lĩnh vực chuyên môn của các sở, ngành và UBND cấp huyện được cung cấp trên cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
Xây dựng chính quyền điện tử là một chủ trương lớn của Chính phủ. Thời gian tới, để bảo đảm triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ được đồng bộ, thống nhất, UBND tỉnh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên. Việc xây dựng, hoàn thiện khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển CNTT trong tình hình hiện nay, phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, làm cơ sở nền tảng cho phát triển chính quyền điện tử tại địa phương. 
Tin liên quan